Mức lương của bảo vệ cơ quan Nhà nước là bao nhiêu?

Lương của các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước nói chung và nhân viên, bảo vệ trong cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng cách tính lương theo hệ số và mức lương cơ sở như hiện nay.

luong-cua-bao-ve-co-quan-nha-nuoc

Trong đó, đối tượng này sẽ áp dụng hệ số lương theo bảng lương nhân viên thừa hàng, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm phụ lục bảng 4 tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Riêng mức lương cơ sở 2022, do không có văn bản mới quy định về việc tăng hay giảm (theo thường lệ, mỗi năm mức lương cơ sở sẽ được tăng trừ năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên vẫn giữ nguyên như mức lương cơ sở từ ngày 1.7.2019) nên vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Mức lương của nhân viên bảo vệ Nhà nước

Với đối tượng nhân viên bảo vệ trong các cơ quan Nhà nước, khi cải cách và không cải cách sẽ có sự thay đổi như sau:

Khi không cải cách: Lương bảo vệ trong cơ quan Nhà nước có cách tính như lương của cán bộ, công chức, viên chức, tức là vẫn áp dụng công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.

Theo đó, mức lương của nhân viên bảo vệ cơ quan Nhà nước tương đương: Thấp nhất chỉ có 1,49 triệu đồng/tháng và cao nhất là hơn 6 triệu đồng/tháng (không kể phụ cấp, thu nhập khác).

Khi cải cách tiền lương: Theo tinh thần của Nghị quyết 27, khi xây dựng bảng lương mới, những người làm công việc thừa hành, phục vụ như bảo vệ có yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp sẽ không áp dụng bảng lương công chức, viên chức mà thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Theo đó, tiền lương của nhân viên bảo vệ trong cơ quan Nhà nước sau khi cải cách sẽ do các bên thoả thuận gồm lương theo công việc/chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó, mức lương theo công việc/chức danh sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ cơ quan Nhà nước

Chức năng

  • Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong cơ quan.
  • Tổ chức phối hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội xảy ra trong khu vực cơ quan.
  • Phối hợp cùng các đơn vị khác trong cơ quan nhắc nhở mọi người đến cơ quan thực hiện các quy định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp. Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an kỷ cương tại cơ quan.

Nhiệm vụ

  • Thường trực tại cổng chính 24/24 để hướng dẫn khách đến liên hệ công tác, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định khi đến cơ quan.
  • Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu khu vực trong phạm vi quản lý của cơ quan, ngăn chặn người ngoài vào trường khi không có yêu cầu công tác; giám sát, kiểm tra người mang tài sản của cơ quan ra khỏi cơ quan (khi có nghi ngờ).
  • Quản lý chìa khóa các phòng làm việc và khu chức năng. Mở và đóng cửa ra vào, cửa phòng làm việc đúng quy định giờ làm việc.
  • Tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ cho các hoạt động, sự kiện, hội họp… tại cơ quan

Yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ

  • Mặc đồng phục do cơ quan trang bị ban đầu.
  • Nêu cao ý thức cảnh giác và tinh thần trách nhiệm khi làm nhiệm vụ, đảm bảo nghiêm túc, lịch sự, nhã nhặn, tận tình, chu đáo.
  • Đảm bảo tính chính xác khi đóng mở cửa.
  • Khi làm nhiệm vụ bảo vệ ca đêm phải thức và tuần tra liên tục.
  • Khi có biểu hiện bất thường về trật tự trị an phải báo cho lãnh đạo đơn vị biết để có biện pháp xử lý.
  • Sau mỗi buổi làm việc phải đi kiểm tra cửa của các phòng làm việc, phòng chức năng, kho tàng…