Hiện nay đề nhân viên bảo vệ tự ý nghỉ việc ngang, không báo trước, có ảnh hưởng rất nhiều tới công ty bảo vệ và khách hàng của họ. Chính vì thế, nhân viên bảo vệ có thể bị tiến hành lập biên bản về hành vi tự ý bỏ việc. Căn cứ theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận giữa nhân viên bảo vệ và công ty, nhân viên bảo vệ sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ, tính chất sự việc.
Có thể bạn cũng sẽ quan tâm tới bài viết: Công ty bảo vệ nợ lương quá lâu phải làm gì?
Mục lục
Nhân viên bảo vệ có được nghỉ việc không?
Vấn đề đầu tiên cần giải đáp đó là “nhân viên bảo vệ có quyền nghỉ việc hay không?”. Cây trả lời là có. Đây là một quyền hợp pháp của người lao đông. Yêu cầu đặt ra là nhân viên bảo vệ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Luật Lao Động và quy định của công ty bảo vệ về thời gian báo trước.
Quy định khi nhân viên bảo vệ muốn nghỉ việc
Viết đơn xin nghỉ việc
Theo quy định tại các công ty bảo vệ, khi người lao động phát sinh nhu cầu, mong muốn nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động thì phải viết đơn xin việc theo mẫu của công ty. Đồng thời kèm biên bản thỏa thuận nghỉ việc. Việc viết đơn này là thể hiện ý chí mình muốn “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” có báo trước theo đúng luật định.
Đơn xin nghỉ việc lấy ở đâu?
Thông thường, các công ty bảo vệ luôn để sẵn biểu mẫu các loại văn bản, giấy tờ ở tại mục tiêu làm việc. Người trực tiếp quản lý là đội trưởng chỉ huy mục tiêu. Khi muốn nghỉ, người lao động sẽ yêu cầu cung cấp mẫu đơn xin nghỉ việc từ đội trưởng. Trong trưởng hợp mục tiêu làm việc không có đội trưởng hoặc không có các văn bản này, nhân viên bảo vệ cần liên hệ với Phòng Hành chính nhân sự để được cấp.
Nộp đơn xin nghỉ việc
Theo trình tự, người lao động sẽ nộp đơn về công ty tại Phòng Hành chính nhân sự. Tuy nhiên, về đặc thù của công việc, nhân viên bảo vệ có thể gửi đơn đến người quản lý, chỉ huy cấp trên trực tiếp của mình.
Lưu ý: Khi ký kết hợp đồng lao động giữa công ty bảo vệ và nhân viên bảo vệ, thường sẽ có điều khoản khi nhân viên bảo vệ muốn nghỉ việc phải thông báo trước tối thiểu 30 ngày.
Thời gian báo trước cụ thể kể từ ngày nộp đơn xin nghỉ. Theo khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Lao Động 2019 như sau:
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm: 30 ngày kể từ ngày nộp đơn.
- Hợp đồng không xác định thời hạn: 45 ngày kể từ ngày nộp đơn.
Có thể bạn cũng sẽ quan tâm tới bài viết: Công ty bảo vệ có được giữ giấy tờ tuỳ thân của nhân viên không?
Nhân viên tự ý nghỉ việc bỏ ngang có sao không?
Sẽ có nhiều trường hợp, với nhiều lý do, nhân viên bảo vệ không tuân thủ quy định báo trước 30 ngày trước khi nghỉ việc. Đây được xác định là hành vi tự ý nghỉ bỏ việc, nghỉ ngang.
Pháp luật có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên khi kết thúc hợp đồng lao động, và việc không tuân thủ có thể dẫn đến các biện pháp pháp lý.
Căn cứ quy định Pháp luật
Theo điều 39 – Bộ luật lao động 2019, hành vi tự ý bỏ việc là được xác định là “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”; Qua đó người lao động phải thực hiện “Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” được quy định trong điều 40 – Bộ luật lao động 2019. Điều 40 bộ luật lao động 2019, quy định như sau:
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này
Để giảm thiểu tình trạng này, công ty bảo vệ cần phải xây dựng một môi trường làm việc tốt, có chính sách đãi ngộ hợp lý và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển.
Tự ý bỏ việc bị xử lý thế nào?
Xác định các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Trách nhiệm của các cấp quản lý là phải tư vấn, giải đáp cho nhân viên của mình biết về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Lập hồ sơ vi phạm
Khi nhân viên bảo vệ/người lao động không đến nơi làm việc. Người chỉ huy, quản lý phải có trách nhiệm lập biên bản ghi nhận sự việc. Đồng thời báo ngay cho quản lý nhân sự biết.
Quản lý nhân sự khu vực có trách nhiệm liên lạc với nhân viên bảo vệ. Thực hiện việc thăm hỏi, vận động nhân viên quay lại làm việc. Tư vấn, giải đáp cho nhân viên của mình biết về hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật,
Trường hợp người lao động vẫn cố tình không đến làm việc thì quản lý nhân sự thông báo để chỉ huy khu vực lập các hồ sơ vi phạm.
Bộ hồ sơ vi phạm
Bộ hồ sơ vi phạm về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; gồm:
- Biên bản ghi nhận bỏ ca trực lần thứ nhất
- Biên bản ghi nhận bỏ trực liên tục 5 ngày
- Báo cáo của người quản lý khu vực và đề nghị cắt quân số
- Phiếu báo cắt quân số
- Các tài liệu, bằng chứng khác (nếu có)
Sau khi có đủ tài liệu bằng chứng nêu trên. Quản lý nhân sự và Chỉ huy khu vực tiến hành cắt quân số.
Thực hiện xử phạt
Căn cứ quy định nêu trên thì trường người lao động nghỉ ngang không báo trước thì phải bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Bên cạnh đó, người lao động cũng phải hoàn trả cho công ty, doanh nghiệp chi phí đào tạo (nếu có). Trong đó chi phí đào tạo là các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho học viên và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi đào tạo.
Nhân viên bảo vệ nghỉ việc ngang có thể gây ra nhiều rắc rối cho cả công ty và khách hàng. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ quy định pháp luật và áp dụng các biện pháp quản lý nhân sự hiệu quả, công ty bảo vệ có thể giảm thiểu tác động tiêu cực và duy trì một đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp và đáng tin cậy.